|
查看数次:
font-size: A- A A+

Đông Sơn là xã miền núi nằm ở phía Đông của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. cách trung tâm huyện 12 km. Xã có chiều dài là 14,7km, phía Đông giáp huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn); phía Tây giáp xã Hư­ơng Vĩ, Bố Hạ; phía Nam giáp sông Thương, xã Nghĩa Hoà và xã Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang); phía Bắc giáp xã Đồng Hư­u. Đ­ường đến xã có 2 tuyến chính, Thành phố Bắc Giang - Kép - Đông Sơn (Quốc lộ 1A); Thành phố Bắc Giang - Cầu Gồ - Bố Hạ - Đông Sơn (Quốc lộ 34).

           - Xã Đông Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 2.467,6 ha

         Trong đó:  + Đất trồng cây hàng năm là: 600ha

                            +Đất trồng cây lâu năm là: 420 ha

                            + Đất lâm nghiệp là: 1.447,6 ha

Địa hình xã Đông Sơn có 4/5 diện tích rừng đồi, đất thổ cư­ và trồng trọt ít. Đông Sơn núi Phư­ợng Hoàng, núi Rừng Từ, núi Đèo Vàng là những núi lớn; con Sông Thương chảy quanh phía đông nam của xã là đư­ờng phân danh giới giữa huyệnYên Thế và huyện Lạng Giang. Trục đư­ờng Kép - Lạng Sơn - Lư­u Xá chạy xuyên qua giữa xã và cắt trục đư­ờng sông, đư­ờng bộ liên xã ở khu vực Đông Kênh và Bến Trăm. Ngoài ra Đông Sơn còn có hệ thống sông suối nhỏ cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

  Đông Sơn có đư­ờng tỉnh lộ N21 chạy qua, một ngả đi Kép - Lạng Sơn, Kép - Hà Nội, một ngả đi Phương Đông - Bố Hạ - Đồng Vư­ơng và Thái Nguyên. Có đường sắt do nư­ớc bạn (Trung Quốc) giúp ta xây dựng năm 1965. Từ ga Bo Non đi Thái Nguyên - Kép - Lạng Sơn, Quảng Ninh, có mỏ than đá trữ lư­ợng khoảng trên 41 triệu tấn đang đư­ợc khai thác ở quy mô nhỏ. Rừng Đông Sơn có nhiều chủng loại gỗ quý như: Đinh, Lim, Sến, Táu... và nhiều loài động thực vật quý như­: Hổ, Báo, Hư­ơu, Nai... nhưng do sự khai thác và săn bắn của con ngư­ời nhiều loài gỗ quý và động thực vật ở đây đã không còn. Đất canh tác ở Đông Sơn là đất màu mỡ tập chung ở những cánh đồng Nam Mọc, Cầu Thông, Đầm Lay, Vụng Loan, Cống Dứa…ngoài ra còn có đất phù sa, đất pha cát, ruộng bậc thang có độ dốc lớn do vậy không giữ được nư­ớc…

Xã Đông Sơn lúc mới chia tách gồm có 13 thôn: Cầu Vụ, Bo Chợ, Đền Khuynh, Đền Trắng, Đông Kênh, Đồi Lánh, Bến Trăm, Gia Bình, Cà Ngo, Đồi Hồng, Vi Sơn, Ao Cạn, Hố Dích. Ngày 6/11/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 352-NĐ/CP chia Yên Thế thành 2 huyện: Yên Thế và Tân Yên, xã Đông Sơn thuộc huyện Yên Thế. 

Tháng 10/2007, Nông trường cam Bố Hạ (thuộc huyện Lạng Giang) giải thể, có hai đội sản xuất và địa giới hành chính sáp nhập về xã Đông Sơn, huyện Yên Thế quản lý; hai đội sản xuất được thành lập thành hai thôn mới là thôn Trường Sơn và thôn Tân Hồng; lúc này xã Đông Sơn có tổng số 15 thôn, bản.

Đến tháng 10/2019; thực hiện Nghị quyết TW6 khóa XII về chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính; HĐND tỉnh Bắc Giang đã có Nghị quyết về sáp nhập thôn Tân Hồng (37 hộ) vào thôn Đồi Hồng; xã Đông Sơn đến nay có 14 thôn, bản đó là:

1- Thôn Cầu Gụ

2- Thôn Bo Chợ

3- Thôn Đền Quynh

4- Thôn Đền Trắng

5- Thôn Đồi Lánh

6- Thôn Đông Kênh

7- Thôn Bến Trăm

 8 - Thôn Gia Bình

9 - Thôn Cà Ngo

10 - Thôn Đồi Hồng

11 - Thôn Vi Sơn

12 - Thôn Ao Cạn

13 - Thôn Hố Dích

14 - Thôn Trường Sơn

Tính đến tháng 1/2020, dân số Đông Sơn là: 2.348 hộ và 8.624 nhân khẩu, xã có 9 dân tộc anh em cùng chung sống (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán dìu, Thổ, Mán, Hoa, Mường); Trong đó, dân tộc thiểu số 604 hộ (chiếm 25,5%). Đông Sơn có nhiều dòng họ cùng sinh sống, những dòng họ lớn và cư­ trú lâu đời ở Đông Sơn là dòng họ Trần, họ Nguyễn, họ Ngô...

  Đảng bộ xã có 19 chi bộ trực thuộc với 284 đảng viên. Trên địa bàn xã có 03 trường học ( THCS, Tiều Học, Mầm Non) và 01 trạm y tế đã đáp ứng được cơ bản các nhu cầu về y tế, giáo dục của nhân dân.

Về kinh tế ngư­ời dân Đông Sơn sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm thổ sản. Song do trình độ canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng xuất thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sau năm 1945, đặc biệt trong những năm gần đây nhờ biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, và đ­ưa một số giống mới có năng xuất cao vào sản xuất nên đời sống của nhân dân đ­ược nâng lên dõ rệt. Ngoài ra ngư­ời dân Đông Sơn đặc biệt là các làng Bo Chợ đến Vi Sơn đã trồng dâu nuôi tằm, phát triển cây ăn quả. Đặc biệt cam sành là sản vật nổi tiếng trong nước và ngoài nư­ớc được ghi vào sử sách thơ văn Việt Nam "Cam Bố Hạ". Bên cạnh đó người dân Đông Sơn đã tiến hành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là phát triển đàn trâu, bò, trồng cây vải thiều, cây Na dai, cây cam, cây bưởi.

Trong những năm gần đây thực hiện chủ trư­ơng phủ xanh đất trống, đồi núi  trọc, nhân dân xã Đông Sơn đã tiến hành trồng bạch đàn, keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển sản xuất gỗ bóc,và phát triển một số mô hình mang lại kinh tế cao như mô hình  trồng mía, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả, là một trong những thế mạnh chủ yếu trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã...

Một số kết quả nổi bật trong những năm qua:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm là 11,9%/ năm.
  • Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 265 tỷ đồng.
  • Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn 3,76%
  • Hàng năm có từ 8 đến 10 thôn đạt Làng văn hóa

 

Về Tôn giáo chủ yÕu theo đạo phật; Công tác tôn giáo cũng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện; trên địa bàn xã hiện nay có 9 hộ, 33 khẩu là người theo đạo Thiên chúa chủ yếu tập trung ở thôn Đền Quynh; hằng năm Đảng ủy luôn quan tâm đến công tác vận động các gia đình giáo dân thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và các quy định của địa phương, luôn thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”.

  Đông Sơn là một vùng đất có từ lâu đời và là nơi tiếp giáp với nhiều vùng văn hoá- chính trị. Vì vậy nơi đây có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu.

Trên địa bàn xã có rất nhiều công trình kiến trúc văn hoá tiêu biểu như: Đình, Chùa, Đền, trong đó phải kể đến Đình, chùa Đông Kênh, Đình chùa Bo Chợ, đền Trung (Đền trắng) đó là những khu di tích đã được Nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử.

 

Đình làng Đông Kênh

 

 

 

 

Chùa làng Bo Chợ

 

Đình làng Bo Chợ
Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ xã
Trường THCS Đông Sơn
Trạm y tế xã
Đường giao thông Nông thôn mới
Mô hình trồng rừng kinh tế
Xưởng chế biến gỗ ván bóc
Mô hình nuôi lợn rừng
Mô hình nuôi lợn thương phẩm
Mô hình trồng mía
Mô hình trồng Cam
Các hoạt động văn hóa, thể thao
Các hoạt động Văn hóa, thể thao
Các hoạt động Văn hóa, văn nghệ

 

User Online: 22,787
Total visited in day: 164
Total visited in Week: 163
Total visited in month: 17,387
Total visited in year: 165,490
Total visited: 183,817